Trong quá trình thiết kế và chuẩn bị file in ấn, chúng ta rất dễ mắc phải những lỗi hết sức đơn giản nhưng có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng in. InKyThuatSo.com hướng dẫn bạn tránh những lỗi cơ bản khi in. Lỗi chính tả Lỗi chính tả luôn là điều kinh khủng đối với bất cứ ai dính với thiết kế in ấn. Chẳng phải Designer thiết kế dở, mà vì họ “quen hơi” với mẫu thiết kế nên ít
Trong quá trình thiết kế và chuẩn bị file in ấn, chúng ta rất dễ mắc phải những lỗi hết sức đơn giản nhưng có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng in.
1. Lỗi chính tả
Lỗi chính tả luôn là điều kinh khủng đối với bất cứ ai dính với thiết kế in ấn. Chẳng phải Designer thiết kế dở, mà vì họ “quen hơi” với mẫu thiết kế nên ít khi nhận ra. Hãy đề nghị in ra mẫu thiết kế để cùng kiểm tra lỗi chính tả với họ. Ngoài ra, khi giao file, nên có 2 phần:
1. CD chứa file thiết kế (gọi là bản mềm)
2. Mẫu thiết kế (trong CD) được in ra (gọi là bản cứng)
Lưu ý cực kỳ quan trọng: Đầu tiên ghi CD, sau đó hãy dùng chính file trên CD đó để in. Điều này sẽ tránh được sai xót rất lớn khi in.(Không nên có thói quen ghi CD nhưng in file trên máy vì rất có thể 2 file này khác nhau do một lý do vô tình nào đó)
2. Nên xuất loại file gì?
Tùy thuộc vào nhu cầu in ấn, chúng ta cần xuất ra những định dạng file phù hợp:
Xuất chỉ 1 file hình ảnh có đuôi “.JPG” (Có thể sử dụng trong việc in văn phòng, in hiflex kỹ thuật số, in PP…)
Xuất file gốc đã convert font + file hình ảnh có đuôi “.JPG” (Đây là cách thường thấy trong in ấn. File gốc để in, file hình ảnh JPG để xem và đối chiếu).
Xuất file gốc đã convert font + file có đuôi “.dpf” (file nào cũng có thể in, tùy theo mức độ và chất lượng).
Trọn bộ: File gốc chưa convert font + Bộ font chữ sử dụng trong mẫu thiết kế + File có đuôi “.dpf” + file có đuôi “.JPG” + Hình ảnh link trong mẫu thiết kế. (Có thể đóng gói theo cách lưu tất cả file riêng lẻ vào 1 folder hoặc nếu đang thiết kế trong chương trình)
3. Đặt tên file in để không nhầm lẫn
Cách lưu file theo cú pháp như sau:
Tên công ty_Tên Sản phẩm_Phiên bản_Năm tháng ngày
Trong lúc xuất file, tình hình tương đối căng thẳng, có khi phải ghi đến 2, 3 CD do chỉnh sửa liên tục. Thế nên, đĩa nào ghi xong mà file bị lỗi thì loại ngay(vứt sọt rác), không đặt lung tung trên bàn. Tránh tình trạng cầm nhầm. File trong CD sửa rồi không lấy, lấy trúng cái chưa sửa mà bụng đinh ninh rằng đó là file cuối. Khi cầm trên tay sản phẩm của mình mới tá hỏa, há hốc mồm thốt lên chữ: giá như…
4. Màu sắc hiển thị không chuẩn 100%
Các bạn lưu ý một số điều sau:
Màu của mẫu thiết kế hiển thị trên màn hình mỗi máy khác nhau.
Màu sắc máy in phun nhanh trong công ty hoàn toàn khác so với loại được in sản phẩm (bài 2 đã từng đề cập về khía cạnh này nhưng với cách sử dụng Giấy).
Màu sắc trên máy in proof (in test) cũng khác nhau so với sản phẩm thật.
Ngay cả màu sắc khi in trên cùng 1 máy cũng khác nhau khi in trước, in sau.(VD: Tờ in thứ 150 có thể khác so với tờ thứ 3000)…
Khách hàng ngạc nhiên là điều bình thường, hãy bày tỏ với họ về điều này trước. Không nên nói quá nhiều về sự hoàn hảo tuyệt đối của sản phẩm là chất lượng tốt nhất. Phần này hãy lưu ý bản in duyệt mẫu có chất lượng gần như sản phẩm thật.
Hãy soạn sẵn nội dung (chỉ cần ký duyệt) như sau trên bản in ký duyệt: “Tôi đồng ý in ấn với nội dung và mẫu thiết kế này”. Nhấn mạnh đến việc màu sắc có thể khác đi 3-5% do ảnh hưởng giấy.(Đậm hơn, nhạt hơn)… Bên cạnh đó, do chất lượng in không ổn định như thế nên phải tính đến việc bù hao giấy cho những sản phẩm không đạt(phải bỏ).
5. Font chữ
Font là kiểu chữ, loại chữ sử dụng trong mẫu thiết kế. Font chữ chỉ bị lỗi khi chuyển từ máy A (có loại font đó) sang máy B (không có loại font đó). Vì vậy, hãy convert font trong file thiết kế, hoặc chép theo những bộ font đã sử dụng, luôn luôn thế. “Cẩn tắc vô áy náy” mà!
6. Hệ màu
Có 2 hệ màu mà dân thiết kế hay sử dụng:
Màu tổng hợp từ ánh sáng trắng RGB (Red; Green; Blue)
Từ viết tắt RGB trong tiếng Anh có nghĩa là đỏ (red), xanh lá cây (green) và xanh lam (blue). Hệ màu này thông thường được sử dụng trong thiết kế web, xửa lý hình ảnh…
Màu tự nhiên (màu in ấn) CMYK ( Cyan; Magenta; Yellow; Key = black)
Hệ màu CMYK
Từ CMYK (hay đôi khi là YMCK) là từ viết tắt trong tiếng Anh của các màu sau:
– C=Cyan trong tiếng Anh có nghĩa là màu xanh lơ
– M=Magenta trong tiếng Anh có nghĩa là màu hồng sẫm
– Y=Yellow trong tiếng Anh có nghĩa là màu vàng
– K=Key (trong tiếng Anh nên hiểu theo nghĩa là cái gì đó then chốt hay chủ yếu để ám chỉ màu đen mặc dù màu này có tên tiếng Anh là black do chữ B đã được sử dụng để chỉ màu xanh lam (blue) trong mô hình màu RGB để tạo các màu khác.
Phần lớn các ứng dụng đồ họa như CorelDraw, Adobe PhotoShop, Adobe Illustrator v.v… đều dùng hệ màu này trong thiết kế in ấn.
Hãy sử dụng hệ CMYK ngay từ đầu trong thiết kế để tránh vào phút cuối mà quên chuyển từ màu RGB sang CMYK. Trong một vài mẫu thiết kế, đôi khi, màu sẽ bị tái khi chuyển từ RGB sang CMYK.
7. Độ phân giải
Trước hết, các bạn nên biết rằng: Hình ảnh do vô số các chấm vuông vuông nhỏ li ti kết hợp lại
Và dpi có nghĩa là dot per inch(số điểm ảnh trên diện tích là 1 inch) mà designer thường gọi là độ phân giải
Nguồn hình ảnh trên Internet là một lợi thế khiến cho những mẫu thiết kế trở nên đẹp và hấp dẫn hơn. Tuy vậy, phải tùy thuộc vào kích thước, chất liệu in ấn mà chúng ta chọn hình.
Hình trên mạng thường có độ phân giải thấp 72dpi, hình sử dụng trong thiết kế in ấn chuẩn phải 300dpi. Tình trạng sử dụng hình còn tùy thuộc vào mục đích, nếu vô ý thì hậu quả khó lường, hoặc không có hình thay thế, in ra bị hột, vỡ nát. Còn nếu muốn vừa lòng khách hàng thì phải bỏ số tiền nhờ studio mà chưa chắc đã ưng ý. Vì vậy, các bạn phải luôn cẩn thận “kiểm tra, nhắc nhở” các anh Designer về việc này, kẻo hối hận thì đã muộn màng.